Triệu chứng ngộ độc Botulinum, thực phẩm nào thường chứa độc tố này?

Ngày đăng: 22:56 28/05/2023 - Lượt xem: 999

Ngộ độc Botulinum hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao. Các triệu chứng phổ biến gồm mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt (mất thăng bằng), thường đi kèm mờ mắt, khô miệng, khó nuốt, nôn, thậm chí liệt mặt.

Ngộ độc Botulinum do độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Những loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum có thể bao gồm các loại thực phẩm lên men truyền thống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm đóng hộp và sữa chua đã bị hỏng.

Các triệu chứng ngộ độc Botulinum thường xuất hiện từ 4 giờ đến 8 ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc tố.

Triệu chứng ngộ độc Botulinum, thực phẩm nào thường chứa độc tố Botulinum?  - Ảnh 1.

Ngộ độc Botulinum

Triệu chứng ngộ độc Botulinum, thực phẩm nào thường chứa độc tố Botulinum?  - Ảnh 2.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc Botulinum.

Triệu chứng ngộ độc Botulinum: 

  • Mờ mắt
  • Khó nói
  • Khô miệng, khó nuốt
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Yếu cơ cổ, cánh tay
  • Liệt mặt
Triệu chứng ngộ độc Botulinum, thực phẩm nào thường chứa độc tố Botulinum?  - Ảnh 3.

Những loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum.

Thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum và cách phòng chống ngộ độc Botulinum

Những thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum:

  • Các loại thực phẩm lên men truyền thống không đảm bảo vệ sinh
  • Thực phẩm đóng hộp đã bị hỏng
  • Sữa chua đã bị hỏng

Cách phòng chống ngộ độc Botulinum:

  • Lựa chọn sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Cẩn trọng với những loại thực phẩm đóng gói có mùi, vị, hoặc màu sắc bất thường.
  • Bảo quản riêng biệt thực phẩm sống và chín, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
  • Các loại thực phẩm lên men, chẳng hạn như dưa cà muối nên được muối đủ mặn và đủ độ chua.
  • Không ăn thực phẩm đóng hộp khi nắp hộp đã bị cong, hộp đã bị gỉ hoặc bị phồng.
  • Nấu chín kỹ thức ăn.
Triệu chứng ngộ độc Botulinum, thực phẩm nào thường chứa độc tố Botulinum?  - Ảnh 4.

Cách phòng chống ngộ độc Botulinum.

 

Nguồn: Sức khoẻ và đời sống

Đừng để con nhẹ cân vì táo bón

Đừng để con nhẹ cân vì táo bón

14:42 15/09/2022
Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến biếng ăn, chậm tăng cân hoặc thậm chí là suy dinh dưỡng. Tình trạng này khá phổ biến, tạo ra vòng lặp "luẩn quẩn" nhẹ cân - táo bón khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Những tác động ít được biết đến của việc uống trà

Những tác động ít được biết đến của việc uống trà

14:41 15/09/2022
Trà thực sự là đồ uống rất rẻ và được tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn cầu. Các nghiên cứu cho thấy rằng danh sách các lợi ích của việc uống trà rất phong phú, với các kết quả như giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạn tính, giảm lượng đường trong máu, v.v.
Bữa ăn nhẹ lúc chiều có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ

Bữa ăn nhẹ lúc chiều có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ

14:45 15/09/2022
Bữa ăn nhẹ lúc chiều không chỉ dành cho trẻ em. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người lớn cũng có thể tự thưởng thức bữa ăn nhỏ bổ sung này để phân phối lượng thức ăn của họ tốt hơn trong ngày khi có nhu cầu.
Vì sao Botulinum dùng trong làm đẹp không gây ngộ độc?

Vì sao Botulinum dùng trong làm đẹp không gây ngộ độc?

23:00 28/05/2023
Không giống như Botulinum loại B gây ngộ độc khiến 6 bệnh nhân nhập viện, trong đó có 1 người tử vong tại TP.HCM vừa qua, Botulinum được dùng trong lĩnh vực da liễu thẩm mỹ là Botulinum loại A chỉ gây yếu cơ nơi tiêm và đảm bảo an toàn trong làm đẹp.
Gọi ngay: 0828 144 144