Ngày đăng: 14:42 15/09/2022 - Lượt xem: 1125
Nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị táo bón
Trẻ có thể bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể khiến con bạn khó đi tiêu:
Chế độ ăn uống mất cân bằng
Phần lớn trường hợp trẻ bị táo bón có liên quan đến chế độ ăn uống như uống ít nước, ăn quá nhiều thịt mà ít chất xơ, ít rau xanh, hoa quả,... Nước có khả năng làm mềm phân và giúp chúng di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa. Trong khi đó, dù cơ thể không tiêu hóa được chất xơ nhưng dưỡng chất này vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, giúp tăng kích thước, giữ nước và làm mềm phân. Việc thiếu nước và chất xơ sẽ kích thích ruột tái hấp thu nước từ phân nên khiến phân của trẻ cứng, khó di chuyển ra ngoài.
Bên cạnh đó, bố mẹ cho con uống sữa pha quá đặc (do quan niệm sai lầm rằng làm vậy sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn trong một lần bú bình) cũng khiến cho lượng nước trẻ hấp thu trong ngày quá ít, từ đó dẫn tới táo bón.
Nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài
Ngoài chế độ ăn uống, một số thói quen đi vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Theo đó, trẻ có thể phớt lờ nhu cầu đi đại tiện do sợ đau, lạ nhà vệ sinh hoặc không muốn dừng việc chơi đùa với bạn,.... Việc nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài tạo điều kiện để ruột già tái hấp thu nước trong phân nhiều hơn, từ đó khiến phân khô cứng và gây ra cảm giác đau rát khi trẻ đi ngoài. Điều này ngược lại càng khiến trẻ sợ đi vệ sinh hơn.
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em như lo lắng, căng thẳng, ít vận động, một số bệnh lý ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa hoặc làm chậm nhu động ruột…
Tình trạng táo bón kéo dài khiến trẻ có cảm giác biếng ăn, ngại ăn. Lâu dần, khi các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt, cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ, trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.
Bố mẹ nên làm gì để đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ?
Để có thể giúp trẻ đẩy lùi táo bón, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục khác nhau như thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh thói quen đi vệ sinh... Trong đó, điều quan trọng mà bố mẹ cần nhớ để ngăn ngừa tình trạng táo bón và kiểm soát hiệu quả tăng cân ở trẻ em là quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Với trẻ bị táo bón, bố mẹ tốt nhất nên cho con uống nhiều nước và bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Lượng nước trẻ cần sẽ thay đổi tùy theo cân nặng và độ tuổi, ít nhất 3 - 4 cốc nước lọc mỗi ngày. Đối với chất xơ, bạn có thể bổ sung cho bé thông qua nhiều loại thực phẩm khác nhau như trái cây, rau xanh,.... Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung chất xơ cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, thông qua sữa công thức. Một số chất xơ hoà tan thường được bổ sung vào sữa như HMO, FOS,...
HMO được biết đến là chất xơ hoà tan có trong sữa mẹ (Human Milk Oligosaccharides). Các nghiên cứu cho thấy, HMO là dưỡng chất quan trọng thứ 3 trong sữa mẹ chỉ sau carbohydrate và chất béo, nhiều hơn cả chất đạm. Với tỷ lệ cao trong sữa mẹ, HMO giúp sữa mát hơn. Ngoài ra, HMO còn giúp nuôi dưỡng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ổn định tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu.
Chất xơ hoà tan FOS là những chất xơ tự nhiên không bị tiêu hóa khi đi vào cơ thể. Khi đến ruột, FOS kích thích các lợi khuẩn sản sinh mạnh mẽ hơn, giúp trẻ tăng đề kháng. Ngoài ra, FOS giúp chống táo bón rất tốt nhờ khả năng hút nước, làm mềm phân, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn, từ đó hạn chế tình trạng trẻ bị táo bón, khó tiêu.
Bên cạnh đó, cần cân đối bốn nhóm thực phẩm chính là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có nhu cầu về năng lượng, dinh dưỡng và khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau. Hiện nay, các sản phẩm dinh dưỡng từ sữa bột còn được bổ sung nhiều vi chất quan trọng, đặc biệt là HMO, FOS/Inulin,... vừa giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón vừa cung cấp năng lượng cao hỗ trợ tăng cân nhanh. Việc xây dựng thực đơn và lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt sẽ giúp con phát triển vượt trội.